SMART VIỆT NAM

Tin tức

Tháng Chín 23, 2020

Doanh Nghiệp Công Nghiệp Hỗ Trợ Cần Gì Để Lớn Mạnh?

Những năm gần đây, Chính phủ đã dành nhiều ưu đãi cũng như có những chính sách riêng để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên thực tế cho thấy công nghiệp hỗ trợ Việt vẫn còn yếu và thiếu năng lực cạnh tranh. Các chuyên gia cho rằng, để cạnh tranh trong sân chơi toàn cầu, bên cạnh sự trợ giúp từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực hơn nữa.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ – Quan tâm từ Nhà nước

Công nghiệp hỗ trợ đang được nhận nhiều sự trợ giúp từ Nhà nước-min

Công nghiệp hỗ trợ đang được nhận nhiều sự trợ giúp từ Nhà nước

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý thuận lợi như:

– Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển CNHT

– Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển CNHT từ năm 2016 đến năm 202

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết 115 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp với nhiều chính sách mới. Nghị quyết 115 được kỳ vọng sẽ trở thành “cú hích” lớn để phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: Nghị quyết 115/NQ-CP – “Cú hích” lớn cho ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa. Ngành này chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Cần làm gì để nâng tầm công nghiệp phụ trợ?

Để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra cần có sự nỗ lực từ cả 2 phía: Chính phủ và doanh nghiệp.

Về phía Chính phủ

Nhà nước quan tâm, đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách

Nhà nước cần quan tâm, đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách đã ban hành để hiện thực hóa các mục tiêu

Để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam lớn mạnh, Chính phủ cần:

– Hiện thực hóa các mục tiêu đã được đề ra

– Liên tục xem xét đổi mới và cải thiện những vướng mắc trong các Nghị định đã được ban hành

– Tăng cường tư vấn, tìm kiếm, giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại

– Hỗ trợ xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng tiên tiến cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước. 

Về phía các doanh nghiệp

Song hành với sự trợ giúp từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng cần nỗ lực hơn trong những vấn đề sau.

Đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng

Đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng

Các doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng

Để có thể trở thành nhà cung cấp linh, phụ kiện cho các đối tác trong và ngoài nước, doanh nghiệp cần tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch bao gồm: 

– Đảm bảo giao hàng đúng hạn

– Chất lượng sản phẩm luôn ổn định 

– Giá cả luôn cạnh tranh

Các linh kiện chỉ đạt từ 80 – 90% chất lượng tiêu chuẩn để lắp ráp vào sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không được chấp nhận. Điều này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, đặt ra yêu cầu cho các công ty phải tự trau dồi, đầu tư nhà xưởng, máy móc,… Qua đó nâng cao năng lực, cải tiến chất lượng.

Chẳng hạn như Smart Việt Nam, để trở thành đối tác với doanh nghiệp đến từ các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ,… chúng tôi đã phải dành một khoảng thời gian dài để tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý của các công ty quốc tế. Smart Việt Nam cũng tập trung nguồn vốn vào việc đầu tư nhà xưởng, nhập khẩu máy móc chất lượng cao từ Nhật, Đức,…; cải tạo điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO;… để đảm bảo cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Chủ động tìm kiếm, lựa chọn đối tác

Doanh nghiệp Việt cũng cần chủ động tìm kiếm và lựa chọn đối tác chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh sản xuất linh kiện. Chúng ta không thể bị động trông chờ các đối tác tìm đến với mình, mà cần chủ động tìm kiếm đối tác, thông qua các kênh thông tin khác nhau từ Internet, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các tổ chức quốc tế,…

Hợp tác liên doanh, hợp tác gia công sản phẩm

Chú trọng hợp tác liên doanh, gia công sản phẩm

Doanh nghiệp cần chú trọng hợp tác liên doanh, gia công sản phẩm

Chú trọng hợp tác liên doanh, hợp tác gia công sản phẩm xuất khẩu nhằm từng bước tiếp thu công nghệ, đồng thời tận dụng lợi thế sản xuất theo quy mô là một thành tố quan trọng trên tiến trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Điều này sẽ phần nào giải quyết tình trạng dung lượng thị trường trong nước còn hạn chế, xuất khẩu ra thị trường thế giới và đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Bằng cách đó việc tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp phụ trợ mới có thể đạt quy mô kinh tế – cơ sở để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh.

Tựu trung, chỉ khi các doanh nghiệp nỗ lực cải thiện năng lực sản xuất; kết nối, mở rộng thị trường và tận dụng nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ một cách hiệu quả, công nghiệp phụ trợ Việt Nam mới có thể lớn mạnh, đạt được các mục tiêu đã đề ra.

———————————————————-

Thông tin liên hệ Smart Việt Nam:

Telephone: +84 222 3883 129

Email: info@smartvietnam.com.vn

Nhà máy 1: Lô E7, Cụm Công Nghiệp Đa Nghề Đông Thọ, Xã Đông Thọ, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

Nhà máy 2: Lô 42c, Khu Công Nghiệp Quang Minh, Huyện Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam

    PAGE TOP