SMART VIỆT NAM

Tin tức

Tháng Chín 22, 2020

Nghị Quyết 115/NQ-CP – “Cú Hích” Lớn Cho Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam

Nghị quyết 115/NQ-CP về giải pháp thúc đẩy công nghiệp được kỳ vọng sẽ là “cú kích” lớn giúp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, nguyên liệu sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ.

Công nghiệp hỗ trợ – Còn nhiều khó khăn

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều khó khăn

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều khó khăn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có thể xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn tới. Lý do là bởi công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ tạo thế chủ động cho nhiều ngành công nghiệp khác về nguồn cung nguyên phụ liệu, tránh tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài, tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt còn nhiều hạn chế. Năng lực sản xuất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là các doanh nghiệp tư nhân với khả năng tài chính yếu, vốn tự có thấp. Những điều này khiến sản phẩm chưa đáp ứng về chất lượng, chưa tương thích với kỹ thuật trong các chuỗi cung ứng lớn quy mô toàn cầu.

Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong cả đầu vào (nhập khẩu nguyên liệu), cũng như đầu ra (tiêu thụ sản phẩm). Nhiều đơn vị gần như không có nguồn hàng để sản xuất và chưa thể ký thêm các hợp đồng mới.

Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng, Bộ Công Thương đã đề xuất Thủ tướng chỉ đạo thêm các giải pháp hỗ trợ đặc thù cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Điển hình là việc ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngày 06/08/2020.

“Cú hích” lớn từ Nghị quyết 115/NQ-CP

Nghị quyết 115/NQ-CP được kỳ vọng là “cú hích” lớn cho ngành công nghiệp hỗ trợ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới.

Doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi

Theo Nghị quyết 115, các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất sẽ được vay vốn ưu đãi

Theo Nghị quyết 115, các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất sẽ được vay vốn ưu đãi

Theo nghị quyết 115, doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển sẽ được vay vốn ưu đãi ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng. Với các khoản vay trung, dài hạn, Nhà nước sẽ thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất (tối đa 5%/ năm). 

Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, theo hướng điều chỉnh cơ chế và thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng, tạo thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp. 

Qua đây, các đơn vị có thể đầu tư mở rộng nhà máy, mua thêm máy móc,… để cải thiện hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.

Tập trung thu hút đầu tư, thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp

Bên cạnh đó, nghị quyết cũng đưa ra yêu cầu thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các công ty sản xuất, lắp ráp trong và nước ngoài. Yêu cầu này góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ; tạo động lực để các công ty công nghiệp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu của đối tác về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

Xây dựng tập trung các khu công nghiệp hỗ trợ

Các khu công nghiệp hỗ trợ sẽ được xây dựng tập trung

Các khu công nghiệp hỗ trợ sẽ được xây dựng tập trung

Đồng thời, theo Nghị quyết 115, Việt Nam sẽ xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu. Chính sách này được đặt ra nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Xây dựng Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp

Trong tương lai, các Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng sẽ được xây dựng. Những Trung tâm này có vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành phát triển đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ,… Chỉ có như thế, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mới có đủ năng lực cạnh tranh, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Tập trung nâng cao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực

Ngoài ra, Nghị quyết 115 cũng yêu cầu các doanh nghiệp tập trung nâng cao năng lực khoa học công nghệ, tập trung hợp tác nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ,…

Mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng Smart Việt Nam tin rằng, với sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt sẽ phát triển mạnh mẽ. Từ đó góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ một cách bền vững.

    PAGE TOP