Tin tức
“Việt Nam Có Cơ Hội Ký Kết FTA Với Mỹ”
Tại Diễn đàn Thương mại và Công nghiệp với các đối tác Châu Mỹ 2020 diễn ra ngày 25/09, ông Ngô Chung Khanh – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng: “Việt Nam có thể có một FTA nếu Mỹ không rút ra khỏi TPP”.
Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Châu Mỹ
Kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Châu Mỹ
Ngày 25/09/2020, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội), Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn Thương mại và Công nghiệp với đại diện cơ quan ngoại giao các nước khu vực châu Mỹ tại Việt Nam Đại sứ Brazil, Chile, Colombia, Cuba, Mexico,… Ngoài ra, tham dự Diễn đàn còn có đại diện nhiều doanh nghiệp lớn của các nước Châu Mỹ hiện đang hoạt động tại nước ta.
Sự kiện được tổ chức nhằm cung cấp thông tin cập nhật về những thay đổi trong chính sách kinh tế – thương mại của các nước khu vực châu Mỹ. Đồng thời phân tích tình hình thị trường cũng như nhu cầu đối với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Qua đó xác định cơ hội và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư từ khu vực châu Mỹ nhất là trong bối cảnh các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực và đang được thực thi.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều FTA (gồm CPTPP và EVFTA) quan trọng tạo nền tảng tích cực cho phát triển hợp tác kinh tế – thương mại mới với các nước khu vực Châu Mỹ như:
– FTA song phương với Hoa Kỳ 2000
– FTA với Chile 2011
– Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 2018
Vậy liệu rằng, thời gian tới đây, Việt Nam có khả năng có FTA với Mỹ hay không?
Ông Ngô Chung Khanh – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên
Nhận được câu hỏi này, ông Ngô Chung Khanh – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng Việt Nam có thể có một FTA trong trường hợp Mỹ không rút ra khỏi TPP.
Cơ hội lớn từ FTA
Ký kết và tham gia các FTA có tác động đặc biệt lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng có tác dụng củng cố thị trường truyền thống; đồng thời khơi thông thêm nhiều thị trường tiềm năng.
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
FTA với Mỹ mang đến nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
Tự do hóa thương mại nói chung và các FTA thế hệ mới nói riêng có tác động thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Những điều khoản được ký kết trong FTA buộc nền kinh tế thành viên, bao gồm Việt Nam phải tái cấu trúc, mở ra những thị trường mới và tạo sức hút về hàng hóa.
Thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước
Việc tham gia các FTA thế hệ mới sẽ khiến cho nhiều mặt hàng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước có giá thấp hơn. Do đó, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp được cắt giảm. Từ đó, giá cả hàng hóa sẽ cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước để xuất khẩu.
Cải thiện môi trường kinh doanh
Tham gia FTA giúp cải thiện môi trường kinh doanh
Tham gia FTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới,… sẽ tạo điều kiện và động lực cơ hội để thay đổi, cải thiện chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Các FTA sẽ giúp Việt Nam kiện toàn bộ máy nhà nước, theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương kỷ luật của cán bộ. Từ đó, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam.
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)
Trong các FTA thế hệ mới đều có các cam kết đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam nhanh hơn.
Nói về FTA, ông Khanh cho biết thêm: “CPTPP mở ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu Việt Nam. Nhưng hiện chỉ mới có 40 tỉnh, thành có hàng xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia CPTPP. Cơ hội có mà tại sao chúng ta không tận dụng nó? Đó là điều đáng tiếc”.
“Ngoài tìm hiểu về các hiệp định, doanh nghiệp xuất khẩu cần trở thành “chuyên gia FTA” để tận dụng cơ hội từ các thị trường mà FTA đem lại”, ông Khanh khuyến nghị.