Tin tức
Thiếu Trầm Trọng Nhà Cung Cấp Sản Phẩm Công Nghiệp Hỗ Trợ
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp FDI đang tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu từ trong nước. Đây là thời cơ “có một không hai” để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chứng minh năng lực, từ đó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhu cầu tăng cao trong đại dịch
Các doanh nghiệp FDI tăng cường tìm kiếm đơn vị cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tìm kiếm nhà cung ứng trong nước nhằm tránh rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng như đã từng xảy ra những tháng qua.
Bà Lê Nguyễn Duy Oanh – Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP.HCM cho biết, các doanh nghiệp FDI sản xuất các sản phẩm đầu cuối đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung linh kiện tại chỗ trong lĩnh vực điện tử, thiết bị y tế kỹ thuật cao, phụ tùng ô tô, cơ khí chế tạo,… thay thế cho nguồn linh kiện nhập khẩu. Trong đó, chỉ riêng Công ty TNHH Techtronic Tools Việt Nam (TTI) với dự án đầu tư 65 triệu USD vào Khu Công nghệ cao của TP.HCM cần tìm đến 180 – 200 nhà cung cấp cho các sản phẩm điện dân dụng.
Nhưng nguồn cung thiếu trầm trọng
Chưa có nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) – bà Trương Chí Bình cho biết, hiện nay dung lượng thị trường cho ngành công nghiệp hỗ trợ rất lớn, nhưng thiếu trầm trọng các nhà cung ứng trong nước.
Bà Bình cho biết thêm, cả nước có khoảng 20 doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô; nhưng tính đến hiện tại mới chỉ có khoảng 84 đơn vị cung ứng cấp 1 và 145 đơn vị cung ứng cấp 2, 3. Trong khi đó, tại Thái Lan có 16 doanh nghiệp lắp ráp nhưng có tới 690 doanh nghiệp cung ứng cấp 1 và 1.700 doanh nghiệp cung ứng cấp 2, 3.
Cũng như thế, trong lĩnh vực điện – điện tử, cả nước mới chỉ có 1.000 doanh nghiệp cung ứng và cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu trong chuỗi cung ứng sản xuất sản phẩm điện tử.
Còn nhiều thách thức cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều khó khăn
Đây là thời cơ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tăng tốc, tham gia vào thị trường “tỷ đô” này.
Tuy nhiên, năng lực sản xuất mặt hàng công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn còn thấp, việc kết nối cung ứng cho các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn.
Phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này lựa chọn sản phẩm chưa căn cứ theo thị trường lâu dài mà chỉ sản xuất theo các hợp đồng nhỏ lẻ; lựa chọn phương án đầu tư sản xuất khép kín, thiếu sự hợp tác liên kết và đổi mới trang bị công nghệ có năng suất, độ chính xác cao, tiêu hao năng lượng thấp,… nên giá thành và chất lượng sản phẩm của cơ khí Việt Nam khó cạnh tranh.
Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được sản xuất đơn giản với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, hiện chỉ có khoảng hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam làm được linh kiện điện, điện tử có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Còn khu vực chế tạo (linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa) thì chỉ có gần 300 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần nỗ lực hơn nữa
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần nỗ lực hơn nữa
Để tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành. Điển hình như Nghị quyết 115/NQ-CP về giải pháp thúc đẩy công nghiệp được thông qua ngày 06/08/2020 vừa qua.
Nếu tận dụng được nguồn lực này, các doanh nghiệp Việt có thể bước một bước dài trên con đường tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Dẫu vậy, để kết nối hiệu quả và trở thành đối tác với các doanh nghiệp FDI, chính bản thân mỗi công ty phải tự thay đổi. Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần phải nâng cao năng lực thông qua việc hỗ trợ đào tạo nhân lực, tuyển dụng, tăng cường đầu tư bài bản, làm ăn chuyên nghiệp,…
Hiểu rõ điều này, Smart Việt Nam đang không ngừng đầu tư, cải thiện hệ thống xưởng sản xuất, máy móc công nghệ hiện đại; liên tục nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng của Cán bộ, Công nhân viên. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch vụ để trở thành đối tác của các doanh nghiệp FDI trong và ngoài nước.
Và mọi sự nỗ lực đều đã được đền đáp. Ngay cả trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sản xuất công nghiệp, Smart Việt Nam vẫn trở thành nhà cung ứng sản phẩm công nghệ hỗ trợ của nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…
Smart Việt Nam tự hào là một trong những nhà cung ứng sản phẩm công nghệ hỗ trợ hàng đầu tại Việt Nam.
– Telephone: +84 222 3883 129
– Email: info@smartvietnam.com.vn
– Nhà máy 1: Lô E7, Cụm Công Nghiệp Đa Nghề Đông Thọ, Xã Đông Thọ, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
– Nhà máy 2: Lô 42c, Khu Công Nghiệp Quang Minh, Huyện Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam