SMART VIỆT NAM

Tin tức

Tháng Tám 25, 2021

GỠ NÚT THẮT CHO CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Công nghiệp phụ trợ là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo ra giá trị gia tăng và góp phần to lớn trong tỷ trọng công nghiệp của nền kinh tế. 

Hiệp định thương mại EVFTA được ký kết đã thúc đẩy mạnh mẽ nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.Phát triển công nghiệp phụ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. 

Tóm tắt thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Hiện nay, rất nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam đang phải chịu phụ thuộc vào nguồn cung cấp linh kiện vật tư nhập khẩu. Từ cuối năm 2019 khi dịch COVID 19 bùng nổ và kéo dài cho tới bậy giờ, rất nhiều ngành công nghiệp trong nước đã gặp khó khăn khi nguồn cung ứng linh kiện nhập khẩu bị ngắt quãng. Tính tới thời điểm Trung Quốc qua đỉnh dịch, thị trường mới dần ổn định trở lại. 

Điều này cho thấy một thực tế yếu kém của công nghiệp nội tại, khi công nghiệp phụ trợ chưa được phát triển dẫn đến việc phụ thuộc sản xuất vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. 

Theo số liệu thống kê gần đây, công nghiệp chế tạo chiếm gần 40% tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, nhưng trong đó chỉ đóng góp 14% GDP, cho thấy giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nội địa không đáng kể.

Phát triển công nghiệp phụ trợ theo hướng phù hợp, gỡ nút cho doanh nghiệp trong nước

Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất, ngày 06/08/2020, Chính phủ ban hành nghị quyết 115 với kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt cho công nghiệp phụ trợ. Nghị quyết đưa ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể cả trong ngắn hạn 2025 và trung hạn 2030 giúp các doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp nhận chính sách ưu đãi cũng như nguồn hỗ trợ từ Chính phủ, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu các dòng vốn đầu tư lớn trong xu thế đổi mới mô hình phát triển công nghiệp và gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu.

công nghiệp phụ trợ giai đoạn mới

Nghị quyết đề ra tới năm 2025 là doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu thực tế thiết yếu cho sản xuất nội địa; tỉ trong toàn ngành công nghiệp chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất; khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho công nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%. Mục tiêu tới năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần đáp ứng tỉ lệ 70% nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp; khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho công nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Để triển khai và đạt được đúng mục tiêu, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phụ trợ, bao gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách; bảo đảm và huy động hiệu quả các nguồn lực; đề ra các giải pháp về tài chính; phát triển chuỗi giá trị trong nước; phát triển và bảo vệ thị trường; nâng cao năng lực doanh nghiệp nội tại;…

Smart Việt Nam thay đổi theo xu hướng mới

Nắm bắt được cơ hội phát triển trong xu thế thời đại mới, Smart Việt Nam đã có nhiều bước đột phá trong khâu quảng bá, sản xuất và vận hành.

Smart tại triển lãm vimexco 2020

Cụ thể tại Triển lãm quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2020 do Bộ Công thương chủ trì, diễn ra vào tháng 12/2020, Smart Việt Nam tham dự và thành công tốt đẹp khi kết nối và quảng bá thương hiệu tới hàng trăm doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước.

Đối với khối nhà máy tọa lạc tại khu công nghiệp Quang Minh, Lê Linh, Hà Nội, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID 19, nhưng nhà máy vẫn được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, máy móc để phục vụ sản xuất. Cụ thể bao gồm hệ thống máy sản xuất khuôn nhựa với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.500.000 USD; hệ thống máy ép nhựa với tổng số 16 máy, lực ép đa dạng từ 50 tới 450 tấn; hệ thống máy gia công kim loại tấm với đầy đủ máy móc hiện đại, đảm bảo dịch vụ gia công tấm kim loại hoàn thiện từ đầu tới cuối. 

Kết luận

Trong thời gian sắp tới, Smart Việt Nam tiếp tục chú trọng và đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với hệ thống vận hành máy móc hiện đại, tân tiến, cố gắng hoàn thiện tối đa để có thể vươn ra sân chơi toàn cầu, hội nhập với nền công nghiệp thế giới.

 

    PAGE TOP