SMART VIỆT NAM

Tin tức

Tháng Mười 06, 2020

Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Nghiệp Việt Nam Suy Yếu Do Công Nghiệp Hỗ Trợ Còn Kém

Tháng 9 năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, đề ra chính sách công nghiệp quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030

Thiếu trầm trọng nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Kế hoạch hành động thực hiện chính sách phát triển công nghiệp quốc gia bao gồm sáu mục tiêu chính, đến năm 2030:

– Khu vực công nghiệp chiếm trên 40% GDP, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 30% và riêng công nghiệp chế tạo chiếm 20%

– Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt ít nhất 45%

– Giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 8,5%, trong đó tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo là 10%

– Tốc độ tăng năng suất lao động khu vực công nghiệp bình quân là 7,5%

– Chỉ số Năng lực cạnh tranh Công nghiệp sẽ nằm trong số ba quốc gia hàng đầu ASEAN

– Lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sẽ vượt qua 70%

Kế hoạch hành động cũng đưa ra một số giải pháp để đạt được các mục tiêu trên, bao gồm:

– Đưa ra các chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên

– Tạo môi trường thuận lợi cho các ngành công nghiệp

– Phát triển doanh nghiệp và lực lượng lao động cho khu vực công nghiệp, tận dụng khoa học, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp

– Kế hoạch này cũng làm rõ trách nhiệm và nâng cao hiệu lực của Nhà nước và chính quyền địa phương

Với những mục tiêu cụ thể này, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Mục tiêu công nghiệp hóa có thể không đạt được trong bối cảnh công nghiệp hỗ trợ còn yếu

Từ năm 2006 đến năm 2016, Việt Nam đã tăng 27 vị trí trong bảng xếp hạng Chỉ số cạnh tranh công nghiệp (CIP) của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO). Điều này đã thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đứng đầu khu vực như: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Từ đó có thể thấy, Việt Nam dường như đang trên đà đạt được mục tiêu nằm trong nhóm ba nước hàng đầu ASEAN vào năm 2030.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng tăng của Việt Nam vào các yếu tố đầu vào và dịch vụ nước ngoài (như R & D, tiếp thị) để xuất khẩu đã làm giảm giá trị gia tăng trong thương mại (TIVA) vốn được tạo ra trong nước.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, Việt Nam nhập khẩu gần 8% nguyên liệu, phụ tùng và linh kiện cần thiết cho sản xuất. Nếu không có công nghiệp hỗ trợ, phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Việt Nam và khó duy trì tăng trưởng kinh tế.

Làm thế nào để phát triển công nghiệp hỗ trợ?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần gì để lớn mạnh-min

Để gia tăng năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam, một trong những yếu tố quan trọng là tự chủ được nguồn nguyên liệu, phụ tùng và linh kiện sản xuất. Nhưng phải làm thế nào để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh hiện nay?

Mới đây, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp; có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Cùng với đó, Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ như: hoàn thiện cơ chế, chính sách; thực hiện nhiều ưu đãi về lãi suất đối với công nghiệp hỗ trợ,…

Tuy nhiên, Smart Việt Nam cho rằng chỉ như thế là chưa đủ. Song hành với sự trợ giúp từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng cần nỗ lực, chủ động:

– Đảm bảo 3 nguyên tắc bất di bất dịch: giao hàng đúng hạn – chất lượng sản phẩm luôn ổn định – giá cả cạnh tranh

– Chủ động tìm kiếm và lựa chọn đối tác chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh sản xuất linh kiện

– Chú trọng hợp tác liên doanh, hợp tác gia công sản phẩm xuất khẩu nhằm từng bước tiếp thu công nghệ, đồng thời tận dụng lợi thế sản xuất theo quy mô là một thành tố quan trọng trên tiến trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Đó là lý do vì sao ngay từ những ngày đầu, Smart Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, đầu tư một số vốn lớn cho hệ thống nhà xưởng máy móc. Nhờ sở hữu thiết bị gia công kim loại tấm, ép nhựa chất lượng cao, chúng tôi có thể cho ra đời sản phẩm với sai số nhỏ nhất, có khả năng đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các đơn vị đối tác đến từ những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ,… Không chỉ thế, Smart Việt Nam còn liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chúng tôi tin rằng, khi có sự nỗ lực từ cả hai phía Nhà nước và doanh nghiệp, công nghiệp hỗ trợ Việt sẽ đạt được nhiều thành tựu lớn. 

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần bắt kịp Cách mạng Công nghiệp 4.0 để duy trì sức cạnh tranh. Công nghiệp 4.0 áp dụng các công nghệ mới như big data, IoT,… hứa hẹn tối ưu hóa quy trình sản xuất để tăng năng suất và lợi nhuận.

———————————————————-

Smart Việt Nam – Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Telephone: +84 222 3883 129

Email: info@smartvietnam.com.vn

Nhà máy 1: Lô E7, Cụm Công Nghiệp Đa Nghề Đông Thọ, Xã Đông Thọ, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

Nhà máy 2: Lô 42c, Khu Công Nghiệp Quang Minh, Huyện Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam

    PAGE TOP