SMART VIỆT NAM

Tin tức

Tháng Bảy 05, 2021

Công Nghiệp Hỗ Trợ Nỗ Lực Để Tự Chủ, Tiên Quyết Cho Hướng Đi Bền Vững

Thực trạng của công nghiệp hỗ trợ

Việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ điểm yếu của kinh tế Việt Nam: 

  • Năng lực tự sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung ứng nước ngoài 
  • Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển khiến Việt Nam không tự chủ được về các yếu tố đầu vào, phụ thuộc nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của công nghiệp nội địa không cao.

Điều này sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng dài hạn trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam trong dài hạn.

Kỹ sư vận hành tại Smart Việt Nam

Giải pháp tháo gỡ vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng

Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị Quyết 115/NQ-CP giúp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ. Nghị Quyết đã đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, đảm bảo tính phù hợp với bối cảnh mới. 

Giải pháp tháo gỡ cho công nghiệp hỗ trợ

Hoàn thiện cơ chế, chính sách

Xây dựng, hoàn thiện và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ, đảm bảo thực hiện có hiệu quả để tạo môi trường phát triển cho công nghiệp hỗ trợ, tạo nền tảng phát triển nền công nghiệp bền vững.

Huy động các nguồn lực hiệu quả

Bố trí, đảm bảo và huy động nguồn lực hiệu quả để triển khai chính sách đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, nâng cao vai trò của nguồn lực địa phương để triển khai hiệu quả các chính sách tại chính địa phương đó.

Giải pháp về tài chính, tín dụng 

Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khi vay vốn ngắn hạn tại tổ chức tín dụng

Nhà nước hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển bằng nguồn vốn ngân sách TW, ngân sách địa phương và các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Chủ trương phát triển chuỗi giá trị trong nước 

Thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia.

Xây dựng các khu CNHT tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm phụ thuộc nhập khẩu

Phát triển thúc đẩy thị trường

Thông qua các giải pháp phát triển để bảo đảm quy mô thị trường trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế

Xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn kỹ thuật trong ngành để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước

Tăng cường kiểm tra chất lượng nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường nội địa theo quy định quốc tế.

Tìm kiếm, mở rộng thị trường nước ngoài trên cơ sở tận dụng các hiệp định FTA đã ký kết

Triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT tham gia hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

Nâng cao năng lực doanh nghiệp CNHT

Xây dựng và vận hành hiệu quả các Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng và địa phương từ vốn đầu tư và nguồn lực sẵn có 

Tích cực đổi mới và sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội lấn sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Hình thành các chính sách hỗ trợ về nhiều mặt nhằm nâng cao năng lực của các trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng. 

Nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tối ưu mọi mặt.

Tập trung hoàn thiện thống kê và cơ sở dữ liệu

Mục tiêu thúc đẩy kết nối giữa nhà cung cấp Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia

Nâng cao tính chính xác, hiệu quả của công tác thống kê

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thu hút sự quan tâm và nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về phát triển CNHT

Smart Việt Nam “vươn mình” đổi mới để cạnh tranh

Là một trong những đơn vị lâu năm và có uy tín trong ngành công nghiệp hỗ trợ, Smart Việt Nam cung cấp đa dạng các dịch vụ từ gia công kim loại tấm cho đến thiết kế và chế tạo linh kiện nhựa… Các đối tác của Smart đều là những doanh nghiệp SME trong nước cũng như doanh nghiệp FDI.

Smart đáp ứng đầy đủ các tiêu chí:

  • Chất lượng sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế
  • Năng lực sản xuất lớn
  • Giá cả canh tranh

Nắm bắt được cơ hội phát triển trong xu thế hội nhập, Smart Việt Nam đã có nhiều bước đột phá trong khâu quảng bá thương hiệu. Smart tham gia các buổi Hội chợ triển lãm trong nước do Bộ Công Thương tổ chức, tiếp cận với các chủ doanh nghiệp FDI để giới thiệu công nghệ và công ty tới khách hàng.

Smart tham gia Triển lãm quốc tế VIMEXPO vào tháng 12/2020

Đối với khâu sản xuất và vận hành, Smart sở hữu khu nhà máy tọa lạc tại khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Nhà máy sản xuất được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, máy móc để phục vụ sản xuất. Cụ thể bao gồm hệ thống máy sản xuất khuôn nhựa với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.500.000 USD; hệ thống máy ép nhựa với tổng số 16 máy, lực ép đa dạng từ 50 tới 450 tấn; hệ thống máy gia công kim loại tấm với đầy đủ máy móc hiện đại, đảm bảo dịch vụ gia công tấm kim loại hoàn thiện từ đầu tới cuối. 

 

    PAGE TOP